window.googletag = window.googletag || {cmd: []}; googletag.cmd = googletag.cmd || []; googletag.cmd.push(function() { googletag.defineSlot('/22557728108/vn_motor_article_breadcrumb_above_pc', [ 728, 90 ], 'div-gpt-ad-1686420800790-0').addService(googletag.pubads()); googletag.pubads().enableSingleRequest(); googletag.pubads().collapseEmptyDivs(); googletag.enableServices(); });
googletag.cmd.push(function() { googletag.display('div-gpt-ad-1686420800790-0'); });

Trẻ em ngồi phía trước xe máy tiềm ẩn nhiều nguy cơ nguy hiểm

Joumet · Jun 2, 2023 09:00 AM

Nhiều cha mẹ cho con ngồi phía trước tay lái và ‘làm ngơ’ trước việc trẻ con có tính tò mò sẽ tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây ra tai nạn không đáng có. Chẳng hạn như đột ngột cầm chìa khóa tắt máy hoặc vô tình vặn tay ga dẫn đến nguy hiểm đáng tiếc.

Trẻ em ngồi phía trước xe máy tiềm ẩn nhiều nguy cơ nguy hiểm 01

Nhiều phụ huynh có thói quen để trẻ em ngồi phía trước tay lái nhưng không biết sẽ tiềm ẩn nhiều rủi ro.

Tình huống nguy hiểm khi để trẻ ngồi trước tay lái

Khi tham gia giao thông, chúng ta dễ dàng bắt gặp hình ảnh nhiều phụ huynh cho trẻ ngồi xe máy khi tham gia giao thông, thậm chí nhiều khi trẻ em không được đổi mũ bảo hiểm. Việc làm này của cha mẹ đã vô tình đưa con mình vào tình thế nguy hiểm nếu chẳng may có va chạm xảy ra, dù là nhỏ nhất. Nhiều trường hợp trẻ em tinh nghịch vô tình cầm chìa khóa tắt máy hay vặn tay ga đã gây ra tai nạn đáng tiếc.

Trẻ em ngồi phía trước xe máy tiềm ẩn nhiều nguy cơ nguy hiểm 02

Trẻ em có tính tò mò và hay học theo người lớn nên sẽ khá nguy hiểm nếu để trẻ vô tình vặn ga, tắt máy khi xe đi chạy.

Trường hợp điển hình nhất là vụ tai nạn thương tiếc tại Bình Định, gia đình 3 người bị tử vong chỉ vì bé 4 tuổi vô tình vặn tay ga khiến xe máy lao thẳng vào hàng xi măng của người dân gần đó. Sự việc đau thương này là tiếng chuông cảnh tỉnh cho nhiều bậc phụ huynh có thói quen để trẻ ngồi phía trước tay lái khi đang lưu thông trên đường. Hoặc dừng lại để trẻ trên xe mà không có người lớn bên cạnh để trông nom.

window.googletag = window.googletag || {cmd: []}; googletag.cmd = googletag.cmd || []; googletag.cmd.push(function() { googletag.defineSlot('/22557728108/vn_motor_article_fourthp_under_pc', [ 728, 90 ], 'div-gpt-ad-1686420755502-0').addService(googletag.pubads()); googletag.pubads().enableSingleRequest(); googletag.pubads().collapseEmptyDivs(); googletag.enableServices(); });
googletag.cmd.push(function() { googletag.display('div-gpt-ad-1686420755502-0'); });

Trẻ em ngồi phía trước xe máy tiềm ẩn nhiều nguy cơ nguy hiểm 01

Nhiều cha mẹ cũng không trang bị nón bảo hiểm cho con của mình khi tham gia giao thông.

Nhiều cha mẹ có tâm lý chủ quan nên hay cho trẻ ngồi hoặc đứng trước xe máy mà không có đồ bảo hộ, không đội mũ bảo hiểm. Nhiều phụ huynh đi xe tay ga dùng phanh đĩa nhưng cho con đứng phía trước, trong tình huống bóp phanh nhanh khiến xe dừng xe đột ngột sẽ gây tổn thương đến trẻ. Cụ thể, phần ngực của trẻ có sẽ dễ bị đập mạnh vào phần đầu xe. 

Với nhiều đứa trẻ có tính tò mò, học theo, sẽ vô tình vặn khóa xe hay vặn tay ga làm thay đổi tốc độ di chuyển cũng là nguy cơ dẫn đến tai nạn thương tâm.

Đâu mới là vị trí ngồi an toàn cho trẻ em trên xe máy?

Theo TS. Nguyễn Minh Hiếu (Trường Đại học GTVT), việc cho con nhỏ ngồi phía trước là thói quen tồn tại đã lâu khi tham gia giao thông bằng máy của người Việt Nam. Nguyên nhân xuất phát từ việc ba mẹ thấy rằng con còn nhỏ (3-6 tuổi) nên không thể ngồi phía sau một mình. Vì trẻ có thể không chú ý, quên ôm hoặc giật mình khi xe tăng tốc đột ngột. Để bé ngồi phía trước phụ huynh sẽ thấy yên tâm hơn khi mọi hoạt động của bé đều trong phạm vi giám sát và theo dõi của mình. Tuy nhiên, đây là cách hiểu hết sức sai lầm của nhiều ba mẹ vì bản chất vị trí sau tay lái chính là nơi nguy hiểm nhất. Vì chỉ cần phanh gấp là lực quán tính đầy trẻ về phía trước, đầu hoặc phần ngực của bé có thể đập vào tay lái hoặc trẻ dễ bị văng ra xe. 

Trẻ em ngồi phía trước xe máy tiềm ẩn nhiều nguy cơ nguy hiểm 02

Nên để trẻ ngồi ở phía sau và có dây đeo bảo hộ.

Trẻ còn quá nhỏ chưa đủ nhận thức để đánh giá về hành vi của mình do đó để bé ngồi phía trước sẽ rất nguy hiểm. Trẻ em có tính tò mò và thích học theo hành vi của người lớn nên các bé sẽ tùy tiện bóp còi, bật đèn hoặc vặn ga hay thậm chí là khóa tắt máy.

Theo TS. Nguyễn Minh Hiếu, khi chở trẻ đi xe máy thì phụ huynh nên lái xe với tốc độ vừa phải, ổn định. Đối với trẻ từ 1 đến 2 tuổi, an toàn nhất là nên để trẻ ngồi giữa 2 người lớn, không nên cho trẻ ngồi trước người điều khiển phương tiện. Với bé lớn hơn, hãy trang bị nón bảo hiểm khi tham gia giao thông và không nên để trẻ đứng trên xe dưới bất kỳ lý do nào.

Trẻ em ngồi phía trước xe máy tiềm ẩn nhiều nguy cơ nguy hiểm 03

Để trẻ ngồi ở giữa 2 người lớn để đảm bảo an toàn.

Nếu bé còn quá nhỏ, phụ huynh nên đeo đai an toàn để đèo con ngồi phía sau sát vào mình, không nên để trẻ ngồi trước người điều khiển.

Hy vọng qua đây các bậc phụ huynh sẽ xây dựng thói quen chở con ngồi xe máy đúng cách để đảm bảo an toàn.

Ảnh: OKXE và Internet

Xem thêm: Sự khác nhau giữa làm mát bằng gió và làm mát bằng dung dịch

 

Joumet

Biên tập viên

Từ một “tay mơ” không biết gì về xe, không thích tốc độ nhưng có duyên được một lần trải nghiệm xe đã khiến tôi thích thú về nó. Công việc mỗi ngày gắn bó với xe giúp cuộc sống của tôi trở nên thú vị hơn vì được chia sẻ những gì mình biết đến với mọi người và được học hỏi ngược lại từ anh em cộng đồng xe.

window.googletag = window.googletag || {cmd: []}; googletag.cmd = googletag.cmd || []; googletag.cmd.push(function() { googletag.defineSlot('/22557728108/vn_motor_article_relatedmodel_above_pc', [ 728, 90 ], 'div-gpt-ad-1686420780677-0').addService(googletag.pubads()); googletag.pubads().enableSingleRequest(); googletag.pubads().collapseEmptyDivs(); googletag.enableServices(); });
googletag.cmd.push(function() { googletag.display('div-gpt-ad-1686420780677-0'); });
window._taboola = window._taboola || []; _taboola.push({ mode: 'thumbnails-a-2x2-stream', container: 'taboola-below-article-thumbnails', placement: 'Below Article Thumbnails', target_type: 'mix' });