window.googletag = window.googletag || {cmd: []}; googletag.cmd = googletag.cmd || []; googletag.cmd.push(function() { googletag.defineSlot('/22557728108/vn_motor_article_breadcrumb_above_pc', [ 728, 90 ], 'div-gpt-ad-1686420800790-0').addService(googletag.pubads()); googletag.pubads().enableSingleRequest(); googletag.pubads().collapseEmptyDivs(); googletag.enableServices(); });
googletag.cmd.push(function() { googletag.display('div-gpt-ad-1686420800790-0'); });

Các mức phạt vi phạm nồng độ cồn với xe máy 2023 ra sao? Gợi ý cách tính đơn vị cồn trong rượu, bia

An Nhien · Jan 26, 2023 09:00 AM

Theo quy định mới nhất, tuỳ theo vượt mức nồng độ cồn cho phép mà người lái xe máy có thể bị phạt tiền từ 2 – 8 triệu đồng, đồng thời tước Giấy phép lái xe từ 10 – 24 tháng. Vậy cách tính đơn vị cồn trong rượu, bia ra sao? Cùng Autofun tìm hiểu ngay trong bài viết.

Các mức phạt vi phạm nồng độ cồn với xe máy 2023 ra sao? Gợi ý cách tính đơn vị cồn trong rượu, bia 01

Các mức phạt vi phạm nồng độ cồn với xe máy 2023 ra sao? Gợi ý cách tính đơn vị cồn trong rượu, bia.

Uống rượu bia rồi chạy xe máy có thể khiến người lái mất tập trung, xử lý không chính xác, ngủ gật hoặc say xỉn,….gây nên nhiều vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng. Điều khiển xe máy sau khi uống rượu bia cũng sẽ đối diện với mức phạt hành chính, tước bằng lái.

Điều này đã được quy định tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP ngày 30/12/2019 của Chính phủ sửa đổi 21 điều với 39 hành vi, nhóm hành vi được mô tả lại; 55 hành vi, nhóm hành vi được bổ sung. Trong đó, Nghị định 100/2019/NĐ-CP đã tăng mức xử phạt tối đa và thời hạn tước giấy phép lái xe đối với các hành vi vi phạm quy định về nồng độ cồn.

Đặc biệt, điểm mới nhất của Nghị định 100/2019/NĐ-CP là ở chỗ, Nghị định bổ sung thêm quy định xử phạt đối với các vi phạm của người điều khiển giao thông sử dụng rượu, bia, để thống nhất với Luật Phòng, chống tác hại của rượu bia 2019 có hiệu lực từ ngày 01/01/2020. Cụ thể, đối với người điều khiển xe máy như sau:

window.googletag = window.googletag || {cmd: []}; googletag.cmd = googletag.cmd || []; googletag.cmd.push(function() { googletag.defineSlot('/22557728108/vn_motor_article_fourthp_under_pc', [ 728, 90 ], 'div-gpt-ad-1686420755502-0').addService(googletag.pubads()); googletag.pubads().enableSingleRequest(); googletag.pubads().collapseEmptyDivs(); googletag.enableServices(); });
googletag.cmd.push(function() { googletag.display('div-gpt-ad-1686420755502-0'); });

Mức phạt đối với người điều khiển xe máy vượt qua các mức nồng độ cồn cho phép

Mức phạt đối với xe máy sẽ được phân theo các hạng mục bao gồm:

  • Phạt tiền từ 2- 3 triệu đồng nếu điều khiển xe máy trên đường mà trong máu và hơi thở có nồng độ cồn chưa vượt quá 50 miligam/100 mililit máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở. Đồng thời, tước Giấy phép lái xe từ 10 – 12 tháng.
  • Phạt tiền từ 4 – 5 triệu đồng nếu điều khiển xe máy trên đường mà trong máu và hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililit máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở. Đồng thời, tước Giấy phép lái xe từ 16 – 18 tháng.
  • Phạt tiền từ 6- 8 triệu đồng nếu điều khiển xe máy trên đường mà trong máu và hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam//100 mililit máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở. Đồng thời, tước Giấy phép lái xe từ 22 – 24 tháng.

Các mức phạt vi phạm nồng độ cồn với xe máy 2023 ra sao? Gợi ý cách tính đơn vị cồn trong rượu, bia 01

Người lái xe máy có thể bị phạt tiền từ 2 – 8 triệu đồng nếu nồng độ cồn vượt mức cho phép.

Nồng độ cồn bao nhiêu sẽ bị giữ xe?

Theo quy định tại khoản 1 Điều 82 Nghị định 100 được sửa đổi bởi Điểm a Khoản 32 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP, kể cả xe máy hay ô tô thì tất cả các hành vi vi phạm về nồng độ cồn đều sẽ bị tạm giữ xe. Trong đó, thời hạn tạm giữ xe sẽ có mức tối đa là 7 ngày.

Đơn vị cồn trong rượu, bia được tính ra sao?

Theo hướng dẫn tại Khoản 1 Phần I Hướng dẫn ban hành kèm theo Quyết định 4946/QĐ-BYT ngày 26/11/2020 cho biết, đơn vị cồn là đơn vị đo lường dùng để quy đổi rượu, bia và đồ uống có cồn khác với nồng độ khác nhau về lượng cồn nguyên chất. Một đơn vị cồn tương đương 10 gam cồn (ethanol) nguyên chất chứa trong dung dịch uống.

Các mức phạt vi phạm nồng độ cồn với xe máy 2023 ra sao? Gợi ý cách tính đơn vị cồn trong rượu, bia 02

 Đơn vị cồn là đơn vị đo lường dùng để quy đổi rượu, bia và đồ uống có cồn.

Cách tính đơn vị cồn trong rượu, bia được quy định như sau: Đơn vị cồn = Dung tích (ml) x Nồng độ (%) x 0,79 (hệ số quy đổi)

Ví dụ minh hoạ: 1 chai bia 330ml và nồng độ cồn 5% sẽ có số gam cồn là 330 x 0,05 x 0,79 = 13g; tương đương 1,3 đơn vị cồn.

Như vậy, một đơn vị cồn sẽ tương đương với:

  • 3/4 chai hoặc 3/4 lon bia 330 ml (5%);
  • Một chai hoặc một lon nước trái cây/cider/strongbow có cồn loại 330ml (4,5%);
  • Một cốc bia hơi 330 ml (4%);
  • Một ly rượu vang 100 ml (13,5%);
  • Một ly nhỏ/cốc nhỏ rượu mạnh 40 ml (30%),…

Hy vọng, qua những tổng hợp từ Autofun, bạn đọc có thêm thông tin hữu ích. Và cần lưu ý rằng, đã uống rượu bia thì không nên điều khiển xe máy, ô tô hay kể cả xe đạp,…để đảm bảo an toàn.

Xem thêm: Quy chuẩn gương chiếu hậu xe máy và mức phạt khi xe không có gương trái

An Nhien

Biên tập viên

Cơ hội được trải nghiệm đa dạng các mẫu xe đã giúp tôi tích luỹ được nhiều kinh nghiệm. Giờ là lúc mang những điều đó đi chia sẻ với tất cả mọi người!

window.googletag = window.googletag || {cmd: []}; googletag.cmd = googletag.cmd || []; googletag.cmd.push(function() { googletag.defineSlot('/22557728108/vn_motor_article_relatedmodel_above_pc', [ 728, 90 ], 'div-gpt-ad-1686420780677-0').addService(googletag.pubads()); googletag.pubads().enableSingleRequest(); googletag.pubads().collapseEmptyDivs(); googletag.enableServices(); });
googletag.cmd.push(function() { googletag.display('div-gpt-ad-1686420780677-0'); });
window._taboola = window._taboola || []; _taboola.push({ mode: 'thumbnails-a-2x2-stream', container: 'taboola-below-article-thumbnails', placement: 'Below Article Thumbnails', target_type: 'mix' });