window.googletag = window.googletag || {cmd: []}; googletag.cmd = googletag.cmd || []; googletag.cmd.push(function() { googletag.defineSlot('/22557728108/vn_motor_article_breadcrumb_above_pc', [ 728, 90 ], 'div-gpt-ad-1686420800790-0').addService(googletag.pubads()); googletag.pubads().enableSingleRequest(); googletag.pubads().collapseEmptyDivs(); googletag.enableServices(); });
googletag.cmd.push(function() { googletag.display('div-gpt-ad-1686420800790-0'); });

Thói quen xấu khi đi xe máy có thể bị phạt nặng

Joumet · May 16, 2023 09:00 AM

Một số người khi lái xe máy thường có thói quen ‘xấu’ dễ gây nguy hiểm. Chẳng hạn như vừa lái xe vừa bấm điện thoại, dùng ô dù khi đi xe…. đây cũng là những hành vi sẽ bị xử phạt khi CSGT phát hiện. Cùng AutoFun điểm qua những thói quen ‘xấu’ tiềm ẩn nguy cơ gây tai nạn và vi phạm luật giao thông đường bộ.

Thói quen xấu khi đi xe máy có thể bị phạt nặng 01

Trong văn hóa giao thông hàng ngày rất nhiều người gặp phải những thói quen nguy hiểm và vi phạm luật giao thông.

Sử dụng điện thoại khi lái xe

Sử dụng điện thoại khi lái xe máy là hành vi khá phổ biến hiện nay. Không chỉ đơn giản vừa lái xe vừa cầm điện thoại để gọi điện, check tin nhắn, nhiều người còn ‘dán mắt’ vào điện thoại để lướt mạng xã hội, nghiêm trọng hơn là livestream khi điều khiển xe máy.

Vừa đi vừa sử dụng điện thoại sẽ khiến người lái dễ bị mất tập trung, ngoài ra cũng không ‘đủ tay lái’ để xử lý các tình huống bất ngờ, dễ dẫn đến nguy hiểm, thậm chí là gây tai nạn giao thông.

window.googletag = window.googletag || {cmd: []}; googletag.cmd = googletag.cmd || []; googletag.cmd.push(function() { googletag.defineSlot('/22557728108/vn_motor_article_fourthp_under_pc', [ 728, 90 ], 'div-gpt-ad-1686420755502-0').addService(googletag.pubads()); googletag.pubads().enableSingleRequest(); googletag.pubads().collapseEmptyDivs(); googletag.enableServices(); });
googletag.cmd.push(function() { googletag.display('div-gpt-ad-1686420755502-0'); });

Thói quen xấu khi đi xe máy có thể bị phạt nặng 01

Vừa đi vừa sử dụng điện thoại là hành động rất hay gặp trên đường phố và gây ảnh hưởng đến người xung quanh.

Theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định, phạt tiền từ 600.000 đến 1.000.000 đồng đối với người có hành vi vừa điều khiển xe máy vừa sử dụng điện thoại, các thiết bị âm thanh (trừ thiết bị trợ thính).

Đeo tai nghe khi cầm lái

Nhiều người có thói quen đeo tai nghe khi lái xe, đặc biệt là các bạn trẻ vừa đi xe máy vừa đeo tai nghe để nghe nhạc, nghe podcast. Hoặc cũng có một số người vì không rành đường nên sử dụng tai nghe để nhờ google trợ giúp khi đi đường. 

Thói quen xấu khi đi xe máy có thể bị phạt nặng 02

Đeo tai nghe khi đi đường sẽ khiến bạn mất tập trung để nhận biết các tín hiệu xung quanh và thụ động trong việc xử lý các tình huống bất ngờ.

Việc đeo tai nghe khi nghe nhạc hoặc nghe podcast sẽ khiến bạn bị bỏ qua các âm thanh xung quanh như tiếng phương tiện, còi xe, hiệu lệnh… Điều này dễ gây nguy hiểm cho chính người lái và người tham gia giao thông xung quanh.

Ngoài ra, đeo tai nghe có dây sẽ làm vướng víu, mắc vào tay lái hoặc đồ đạc xung quanh khiến việc điều khiển xe trở nên bất tiện, thiếu an toàn.

Hành vi sử dụng tai nghe hoặc sử dụng các thiết bị âm thanh khác (trừ thiết bị trợ thính) cũng bị xử phạt từ 600.000 - 1.000.000 đồng theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP.

Vừa đi xe vừa dùng ô dù

Một tay cầm ô, tay còn lại cầm lái sẽ đe dọa đến sự an toàn của bạn vì chắc chắn bạn sẽ không kịp xử lý những tình huống bất ngờ xảy ra. Ngoài ra, cầm ô khi lái xe có thể che mặt người khác, làm khuất tầm nhìn của các phương tiện xung quanh.

Thói quen xấu khi đi xe máy có thể bị phạt nặng 03

Dùng ô khi ngồi trên xe máy dễ gây nguy hiểm cho bạn và cho các phương tiện xung quanh.

Ngoài ra, diện tích của ô khá lớn dễ bị ảnh hưởng bởi sức cản của gió làm tay lái của bạn dễ bị lạng lách, khó làm chủ tay lái khi lưu thông. 

Theo Khoản 1, Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định, hành vi dùng ô dù khi điều khiển xe máy sẽ bị xử phạt hành chính từ 600.000 - 1.000.000 đồng. Ngoài ra, người điều khiển xe máy chở theo người ngồi phía sau cầm ô cũng bị phạt tiền từ 100.000 đến 200.000 đồng.

Dừng hoặc đỗ xe máy trên cầu

Nhiều người có thói quen dừng hoặc đỗ xe trên cầu để ‘hóng gió’. Tuy nhiên, hành vi này cũng bị nghiêm cấm theo quy định của Luật giao thông đường bộ vì nó gây cản trở giao thông và tiềm ẩn nguy cơ dẫn đến tai nạn giao thông.

Thói quen xấu khi đi xe máy có thể bị phạt nặng 04

Bạn có thể mát mẻ khi đỗ xe trên cầu nhưng hành vi này là vi phạm luật giao thông.

Tại điểm d Khoản 4 Điều 6 của Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định, phạt tiền từ 400 đến 600 nghìn đồng đối với hành vi dừng, đỗ xe trên cầu.

Không đội nón bảo hiểm khi đi đường

Rất nhiều người có thói quen để ‘đầu trần’ ra đường chỉ vì lý do nhà gần, đoạn đường ít có Công an, hoặc đơn giản là vì ‘tiện’ mà bỏ qua quy định bắt buộc phải đội mũ bảo hiểm khi ngồi trên xe mô tô, xe máy.

Thói quen xấu khi đi xe máy có thể bị phạt nặng 05

Không đội mũ bảo hiểm sẽ gây nguy hiểm cho não bộ của bạn khi chẳng may có sự cố xảy ra.

Cũng vì lý do này mà có không ít vụ tai nạn xảy ra khi người điều khiển hoặc người ngồi sau xe mà không đội mũ bảo hiểm dẫn đến chấn thương não bộ.

Theo Nghị định 123/2021/NĐ-CP, hành vi không đội mũ bảo hiểm khi tham giao thông sẽ bị xử phạt từ 400.000 - 600.000 đồng. Người ngồi phía sau không đội mũ bảo hiểm hoặc đội mũ bảo hiểm không cài quai đúng cách sẽ bị phạt tiền ở mức tương đương.

Đi xe ngược chiều

Vì xe máy sở hữu thiết kế có tính linh hoạt cao nên nhiều người sử dụng xe máy thường ‘lạm dụng’ điều này mà có thói quen đi ngược chiều trên một số đoạn đường ngắn hoặc leo lề để đi được nhanh hơn, tiện hơn. Hành vi này cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông, ảnh hưởng đến người xung quanh.

Thói quen xấu khi đi xe máy có thể bị phạt nặng 06

Vì tiện mà đi ngược chiều sẽ ảnh hưởng đến các phương tiện khác và gây nguy hiểm cho chính bạn, đặc biệt là trên đường cao tốc.

Theo quy định tại khoản 5 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP được sửa đổi bổ sung tại điểm c khoản 4 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP quy định: người điều khiển xe máy đi ngược chiều trên đường một chiều, đi ngược chiều trên đường có biển báo ‘Cấm đi ngược chiều’ sẽ bị xử phạt từ 1.000.000 - 2.000.000 đồng. Ngoài ra, hành vi này còn bị tước giấy phép lái xe từ 1 đến 3 tháng theo Quy định tại điểm b khoản 10 Điều 6 của Nghị định này.

Vượt đèn đỏ

Có nhiều người rất dễ bị mất kiên nhẫn khi chờ mấy chục giây đèn đỏ hoặc chỉ đơn giản là vài giây cuối cùng. Chỉ cần không thấy bóng dáng của CSGT là họ sẵn sàng vượt đèn đỏ bất chấp nguy hiểm từ các phương tiện đang di chuyển xung quanh.

Thói quen xấu khi đi xe máy có thể bị phạt nặng 07

Chỉ vì muốn nhanh vài chục giây đèn đỏ là tiềm ẩn nguy cơ gây tai nạn cho chính mình.

Vượt đèn đỏ là một trong những hành vi nằm trong nhóm nguy cơ cao dễ dẫn đến tai nạn giao thông. Theo điểm e Khoản 4, điểm b Khoản 10 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP và điểm g Khoản 34 Điều 2 của Nghị định 123/2021/NĐ-CP quy định: Người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (bao gồm cả xe máy điện) có hành vi vượt đèn đỏ, vượt đèn vàng sẽ bị phạt tiền từ 800.000 - 1.000.000 đồng, tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 1 đến 3 tháng.

Bấm còi vô tội vạ

Nếu như còi xe là một trang bị ‘văn hóa’ khi tham gia giao thông ở các nước trên thế giới thì ở Việt Nam hoàn toàn ngược lại. Rất nhiều người dân Việt sử dụng còi xe rất tùy tiện, nhiều khi còn lạm dụng còi xe. Việc sử dụng còi xe nhiều quá mức cần thiết trên đường phố sẽ gây ô nhiễm tiếng ồn, ức chế cho người tham gia giao thông. Nghiêm trọng hơn, nếu sử dụng còi hơi sẽ khiến người điều khiển phương tiện gần đó bị giật mình, ảnh hưởng đến sự an toàn của các phương tiện xung quanh.

Thói quen xấu khi đi xe máy có thể bị phạt nặng 08

Hành vi bóp còi vô tội vạ của bạn sẽ gây khó chịu cho người khác đặc biệt là khi ùn tắc hoặc khi dừng đèn đỏ.

Tại điểm c Khoản 3 Điều 6 của Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định phạt tiền từ 400.000 - 600.000 đồng đối với các hành vi điều khiển xe mô tô, xe gắn máy nẹt pô, bấm còi, rú ga liên tục trong khu dân cư. Ngoại trừ xe ưu tiên đang làm nhiệm vụ theo quy định của pháp luật.

Ngoài ra, người điều khiển xe máy bấm còi trong thời gian từ 22 giờ ngày hôm trước đến 5 giờ sáng ngày hôm sau sẽ bị phạt tiền từ 100.000 - 200.000 đồng.

Theo khoản 1 Điều 17 Nghị định trên, xe mô tô, xe máy không có còi hoặc còi không có tác dụng cũng bị phạt hành chính từ 100 đến 200 nghìn đồng.

Sử dụng đèn pha tùy tiện

Luật cũng quy định rất rõ về việc lúc nào nên sử dụng đèn chiếu xa, đèn chiếu gần, ở đâu. Tuy nhiên, nhiều người cũng không nắm rõ quy định này mà sử dụng đèn pha một cách tùy tiện, gây khó chịu cho người đi đối diện.

Thói quen xấu khi đi xe máy có thể bị phạt nặng 09

Sử dụng đèn pha tùy tiện gây khó chịu cho người đối diện.

Khoản 1 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định, phạt tiền từ 100 đến 200 nghìn đồng đối với hành vi không sử dụng đèn chiếu sáng trong thời gian từ 19h ngày hôm trước đến 5 giờ sáng ngày hôm sau hoặc trong trường hợp có sương mù, thời tiết xấu hạn chế tầm nhìn; sử dụng đèn chiếu xa khi tránh xe ngược chiếu; sử dụng đèn chiếu xa trong khu đô thị, dân cư.

Bên cạnh đó, phạt tiền từ 400 đến 600 nghìn đồng đối với hành vi chạy trong hầm đường bộ mà không sử dụng đèn chiếu gần.

Ảnh: Internet

Xem thêm: Còi xe có nên là trang bị cần thiết dành cho xe máy?

 

Joumet

Biên tập viên

Từ một “tay mơ” không biết gì về xe, không thích tốc độ nhưng có duyên được một lần trải nghiệm xe đã khiến tôi thích thú về nó. Công việc mỗi ngày gắn bó với xe giúp cuộc sống của tôi trở nên thú vị hơn vì được chia sẻ những gì mình biết đến với mọi người và được học hỏi ngược lại từ anh em cộng đồng xe.

window.googletag = window.googletag || {cmd: []}; googletag.cmd = googletag.cmd || []; googletag.cmd.push(function() { googletag.defineSlot('/22557728108/vn_motor_article_relatedmodel_above_pc', [ 728, 90 ], 'div-gpt-ad-1686420780677-0').addService(googletag.pubads()); googletag.pubads().enableSingleRequest(); googletag.pubads().collapseEmptyDivs(); googletag.enableServices(); });
googletag.cmd.push(function() { googletag.display('div-gpt-ad-1686420780677-0'); });
window._taboola = window._taboola || []; _taboola.push({ mode: 'thumbnails-a-2x2-stream', container: 'taboola-below-article-thumbnails', placement: 'Below Article Thumbnails', target_type: 'mix' });