window.googletag = window.googletag || {cmd: []}; googletag.cmd = googletag.cmd || []; googletag.cmd.push(function() { googletag.defineSlot('/22557728108/vn_motor_article_breadcrumb_above_pc', [ 728, 90 ], 'div-gpt-ad-1686420800790-0').addService(googletag.pubads()); googletag.pubads().enableSingleRequest(); googletag.pubads().collapseEmptyDivs(); googletag.enableServices(); });
googletag.cmd.push(function() { googletag.display('div-gpt-ad-1686420800790-0'); });

Bảo hiểm xe máy bắt buộc có thật sự cần thiết?

L.N · Nov 16, 2022 04:00 PM

Theo khảo sát từ thực tế thì cho đến hiện nay tỷ lệ bồi thường các vụ va chạm cho xe máy chỉ chiếm vài phần trăm khiến nhiều người cho rằng việc duy trì bảo hiểm bắt buộc với xe máy là không cần thiết. Trước những đề xuất này, Bộ Tài chính không đồng ý vì cho rằng chính sách này có ‘ý nghĩa nhân văn’ và không chỉ mỗi Việt Nam mà nhiều nước trên Thế giới coi loại bảo hiểm này như chính sách an sinh xã hội.

Bảo hiểm xe máy bắt buộc có thật sự cần thiết? 01

Đề xuất bỏ bảo hiểm bắt buộ đối với xe máy đang gặp nhiều phản ứng trái chiều.

Mới đây, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đã đề xuất bỏ quy định bắt buộc bảo hiểm trách nhiệm dân sự đối với xe máy. Theo số liệu từ Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam (IAV), trong nửa đầu 2022, tỷ lệ bồi thường cho bảo hiểm bắt buộc đối với xe máy chỉ ở mức 2%, trong khi đó Việt Nam là quốc gia sử dụng phương tiện giao thông bằng xe máy là chủ yếu. Vậy nguyên nhân do đâu?

Có lẽ phần lớn là vì người dân mang tâm lý mua bảo hiểm xe máy để đối phó với chính sách phạt từ 100 - 200.000 đồng đối với xe máy không có bảo hiểm, mà hầu hết mình mua bảo hiểm có tác dụng gì.

Nhưng thực tế, nhiều người biết công dụng của bảo hiểm xe máy cũng ‘chẳng để làm gì’. Theo lời kể của một nạn nhân va chạm xe máy và là ‘nạn nhân’ bảo hiểm xe máy kể lại rằng. 

window.googletag = window.googletag || {cmd: []}; googletag.cmd = googletag.cmd || []; googletag.cmd.push(function() { googletag.defineSlot('/22557728108/vn_motor_article_fourthp_under_pc', [ 728, 90 ], 'div-gpt-ad-1686420755502-0').addService(googletag.pubads()); googletag.pubads().enableSingleRequest(); googletag.pubads().collapseEmptyDivs(); googletag.enableServices(); });
googletag.cmd.push(function() { googletag.display('div-gpt-ad-1686420755502-0'); });

Sau khi xảy ra tai nạn và đưa người bị thương vào bệnh viện, người này đã gọi điện đến DN bán bảo hiểm xe máy để xin nhận hỗ trợ. Tuy nhiên, theo hướng dẫn của nhân viên, người này phải tiền hành chuẩn bị khoảng loại giấy tờ để làm thủ tục bồi thường. Sau khi hoàn thành xong thủ tục ‘ hành là chính’ mà tiền hỗ trợ từ bên bảo hiểm chỉ vài ba triệu không đủ ‘bõ bèm’ để sửa xe nói gì đến đền bù thiệt hại cho nạn nhân. Anh than rằng: ‘Từ đó về sau, va chạm không đến tàn tật hoặc thương vong thì tự xử lý với nhau’.

Thực trạng này không phải chỉ xảy ra với một hai người mà rất nhiều trường hợp đã chịu chung ‘số phận’ như anh bạn trên. Vậy là do bản chất của loại bảo hiểm này có vấn đề hay do cách triển khai chi trả bồi thường có vấn đề?

Bảo hiểm xe máy bắt buộc có thật sự cần thiết? 01

Bảo hiểm xe máy được bán tràn lan.

Trả lời vấn đề trên, giảng viên bộ môn bảo hiểm và quản trị rủi ro tài chính, Trường đại học Kinh tế TP.HCM - ông Trần Nguyên Đán cho rằng: ‘Với mức phí mua bảo hiểm chỉ 66.000 đồng/năm đối với xe máy trên 50cc và 55.000 đồng cho xe dưới 50cc là không cao, người dân hoàn toàn có thể chi trả. Nhưng với điều kiện, thủ tục bồi thường đơn giản, nhanh chóng và hạn mức bồi thường cũng phải phù hợp với từng trường hợp’.

Theo góc nhìn của một phó tổng giám đốc một hãng bảo hiểm phi nhân thọ giấu tên cho rằng: Thiệt hại của các vụ tai nạn xe máy thấp thường xuyên xảy ra. Trong khi đó tiền bồi thường thấp, thủ tục ‘lằng nhằng’ mất nhiều thời gian. Tâm lý người dân thì sợ phiền hà, lại không hỗ trợ bồi thường được bao nhiêu tiền, vì vậy không ít người chọn cách tự bỏ tiền túi bồi thường, tự đi sửa xe.

Giám đốc Công ty Dịch vụ hỗ trợ bảo hiểm Infai -  ông Nguyễn Khắc Xuân cũng cho biết thêm: Tình trạng một số DN bảo hiểm gây ‘khó dễ’ ở khoản thủ tục, hồ sơ không hiếm thấy. Xuất phát từ cơ chế chi bối thường cho bảo hiểm xe máy bắt buộc nhưng thiếu sự sự quản lý và giám sát của cơ quan có thẩm quyền là Bộ Tài chính. Nhiều DN Bảo hiểm chỉ chăm chăm đau nhau thị phần bằng cách trả chi phí hoa hồng lên đến 70% cho người bán bảo hiểm khiến nguồn quỹ bồi thường còn lại rất hạn hẹp, kéo theo khả năng hỗ trợ chi trả bồi thường bảo hiểm thấp.

Thực tế nghị định 03 được Chính phủ ban hành vào tháng 1/2021, các thủ tục bồi thường được cắt giảm tối đa. Theo đó, trong các vụ tai nạn nhỏ, trung không gây tử vong hoặc thiệt hại trầm trọng thì các thủ tục, bao gồm: biên bản khám nghiệm hiện trường, xác minh và giải quyết vụ tai nạn giao thông, thông báo kết quả điều tra/ kết luận điều tra… có thể không cần ‘có mặt’  trong hồ sơ bồi thường.

Bên cạnh đó, Nghị định điều chỉnh mức chi hỗ trợ nhân đạo lên đến 45 triệu đồng đối với trường hợp tử vong và 15 triệu đối với trường hợp thương tật bộ phận trong các vụ tai nạn không có bảo hiểm hoặc không xác định được người gây tai nạn hay không thuộc phạm vi bồi thường của bảo hiểm.

Thế nhưng khi so sánh với 33% tiền hỗ trợ bảo hiểm đối với ô tô thì số liệu 6% đối với xe máy vẫn còn quá thấp và… công đoạn đòi tiền bảo hiểm này trong thực tế vẫn rất khó khăn.

Xem thêm: ‘Điểm mặt’ mẫu xe máy mới nhất đang chờ nhập khẩu về Việt Nam

 

L.N

Biên tập viên

Tôi không tiếp cận bạn. Tôi chỉ giúp bạn tiếp cận những thông tin về xe mà bạn đang tìm kiếm một cách dễ dàng hơn!

window.googletag = window.googletag || {cmd: []}; googletag.cmd = googletag.cmd || []; googletag.cmd.push(function() { googletag.defineSlot('/22557728108/vn_motor_article_relatedmodel_above_pc', [ 728, 90 ], 'div-gpt-ad-1686420780677-0').addService(googletag.pubads()); googletag.pubads().enableSingleRequest(); googletag.pubads().collapseEmptyDivs(); googletag.enableServices(); });
googletag.cmd.push(function() { googletag.display('div-gpt-ad-1686420780677-0'); });
window._taboola = window._taboola || []; _taboola.push({ mode: 'thumbnails-a-2x2-stream', container: 'taboola-below-article-thumbnails', placement: 'Below Article Thumbnails', target_type: 'mix' });