window.googletag = window.googletag || {cmd: []}; googletag.cmd = googletag.cmd || []; googletag.cmd.push(function() { googletag.defineSlot('/22557728108/vn_motor_article_breadcrumb_above_pc', [ 728, 90 ], 'div-gpt-ad-1686420800790-0').addService(googletag.pubads()); googletag.pubads().enableSingleRequest(); googletag.pubads().collapseEmptyDivs(); googletag.enableServices(); });
googletag.cmd.push(function() { googletag.display('div-gpt-ad-1686420800790-0'); });

Biến báo chỉ đường dành cho người đi bộ xe khác không được phép đi vào

Joumet · Jul 25, 2023 11:00 AM

Hệ thống biển báo giao thông khi đơn giản chỉ có các biển báo cho xe ô tô, xe máy, xe kéo…mà cả người đi bộ cũng có biển báo và cần tuân thủ. Người lái xe cũng phải nắm bắt và hiểu ý nghĩa của các biển báo dành cho người đi bộ, các loại xe không được đi vào mới chấp hành đúng luật và không bị xử phạt. Trong bài viết này, AutoFun sẽ cùng bạn đi tìm hiểu các loại biển báo chỉ đường dành cho người đi bộ và ý nghĩa của nó.

Biến báo chỉ đường dành cho người đi bộ xe khác không được phép đi vào 01

Nắm rõ những biển báo dành cho người đi bộ.

Biển báo dành cho người đi bộ và đặc điểm nhận biết

Biển báo dành cho người đi bộ là nhóm biển báo đặc thủ chỉ dành riêng cho người đi bộ. Khi tham gia giao thông trên các con đường, giao lộ lớn, các nơi quy định dành riêng cho người đi bộ, cấm người đi bộ… Không chỉ người đi bộ và người tham gia giao thông cũng bắt buộc phải tuân thủ để chấp hành đúng luật, đảm bảo an toàn khi lưu thông. 

Biến báo chỉ đường dành cho người đi bộ xe khác không được phép đi vào 02

Cũng như các phương tiện lưu thông khác, người đi bộ cũng có biển báo chỉ đường riêng biệt.

Biển báo dành cho người đi bộ có các đặc điểm để nhận dạng như: hình dạng tam giác, hình tròn, hình chữ nhật hoặc hình vuông tuỳ vào từng loại biển báo. Nền biển báo có hình vẽ hoặc chữ số, chức viết thể hiện quy định dành riêng cho người đi bộ. Những điều cấm, hiệu lệnh hay hướng dẫn cũng được thể hiện trên biển báo.

Ngoài ra, kích thước biển báo dành cho người đi bộ sẽ tuân theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường bộ. Quy chuẩn này được quy định tại Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 41:2019/BGTVT được ban hành theo Thông tư số 54/2019/TT-BGTVT.

window.googletag = window.googletag || {cmd: []}; googletag.cmd = googletag.cmd || []; googletag.cmd.push(function() { googletag.defineSlot('/22557728108/vn_motor_article_fourthp_under_pc', [ 728, 90 ], 'div-gpt-ad-1686420755502-0').addService(googletag.pubads()); googletag.pubads().enableSingleRequest(); googletag.pubads().collapseEmptyDivs(); googletag.enableServices(); });
googletag.cmd.push(function() { googletag.display('div-gpt-ad-1686420755502-0'); });

Điểm danh các loại biển báo dành cho người đi bộ

Biển báo R.305

Đặc điểm nhận diện của biển báo R.305 là nó có dạng hình tròn, nền xanh, ở giữa có hình vẽ người đi bộ màu trắng. Ý nghĩa của biển báo này là báo hiệu đoạn đường dành cho người đi bộ. Các loại xe cơ giới khác, xe thô sơ và kể cả xe được ưu tiên theo quy định cũng không được phép đi vào đoạn đường có đặt biển báo này. Trừ trường hợp có thể đi cắt ngang qua nhưng bắt buộc tuyệt đối phải đảm bảo an toàn dành cho người đi bộ.

Biến báo chỉ đường dành cho người đi bộ xe khác không được phép đi vào 01

Biển báo R.305 đường dành cho người đi bộ.

Quy định biển báo số R.305 “Đường dành cho người đi bộ” được ban hành tại phụ lục D kèm theo Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 41:2019/BGTVT nêu cụ thể như sau:

  1. Để báo đường dành cho người đi bộ, đặt biển số R.305 “Đường dành cho người đi bộ”.
  2. Các loại xe cơ giới và xe thô sơ (trừ xe đạp và xe lăn dành cho người tàn tật), kể cả các xe được ưu tiên theo quy định không được phép đi vào trên đường đã được đặt biển báo này. Trừ trường hợp đi cắt ngang qua nhưng phải đảm bảo tuyệt đối an toàn cho người đi bộ.

Nếu phương tiện cố tình đi vào đoạn đường có đặt biển báo này sẽ bị xử phạt vì lỗi không chấp hành chỉ dẫn của biển báo giao thông. Mức xử phạt cụ thể như sau:

  • Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng và tước GPLX từ 2 đến 4 tháng với xe ô tô. 
  • Phạt tiền từ 100.000 - 200.000 đồng và tước GPLX từ 2 đến 4 tháng với xe máy.

Biển báo I.423a và I.423b

Hai loại biển báo này có ý nghĩa là khu vực cho người đi bộ qua đường. Đặc điểm nhận biết biển báo này là có hình vuông, viền xanh, hình vẽ đen trên nền trắng. Khi gặp biển báo này người tham gia giao thông phải điều khiển xe chạy chậm, quan sát và ưu tiên cho người đi bộ được sang ngang.

Biến báo chỉ đường dành cho người đi bộ xe khác không được phép đi vào 02

Biển báo người đi bộ được phép sang ngang.

Ngoài ra, còn có biển báo I.423c - Điểm bắt đầu đường đi bộ. Biển báo này dùng để chỉ dẫn cho người đi bộ và người lái xe biết được nơi bắt đầu đoạn đường dành cho người đó. Đặc điểm nhận dạng là hình chữ nhật, nền xanh, ở giữa biển có hình vuông màu trắng và hình vẽ 2 người đi bộ màu đen.

Biến báo chỉ đường dành cho người đi bộ xe khác không được phép đi vào 03

Biển báo điểm bắt đầu dành cho người đi bộ

Biển báo I.424a và I.424b

Hai biển báo này có hình vuông, nền xanh và hình ảnh biểu thị màu trắng. Đây là biển báo báo hiệu phía trước là cầu vượt qua đường dành cho người đi bộ. Tùy vào chiều của đường sẽ có mẫu biển báo thích hợp.

Biến báo chỉ đường dành cho người đi bộ xe khác không được phép đi vào 04

Phía trước là cầu vượt dành cho người đi bộ.

Biển báo I.424c và I.424d

Hình dạng của hai loại biển báo này tương tự như biển báo I.424a và I.424b, tuy nhiên ở giữa là hình ảnh người đi bộ đi xuống bậc thang. Loại biển báo này có ý nghĩa phía trước là hầm chui dành cho người đi bộ.

Biển báo W224

Đặc điểm của biển báo W224 là hình tam giác màu vàng, viền đỏ, ảnh biểu thị ở giữa có màu đen với đường cắt ngang dành cho người đi bộ. Khi nhìn thấy biển này, người lái xe cần chú ý quan sát, giảm tốc độ và nhường đường cho người đi bộ. 

Biến báo chỉ đường dành cho người đi bộ xe khác không được phép đi vào 05

Đoạn đường người đi bộ cắt ngang, phương tiện di chuyển cần giảm tốc độ ưu tiên cho người đi bộ

Tuy nhiên, loại biển này không cần thiết phải đặt tại các đoạn đường qua khu đông dân cư nếu người tham gia giao thông dễ thấy được phần đường sang ngang của người đi bộ. Hoặc khi tốc độ hạn chế tối đa dưới 50 km/h hoặc tại vị trí này có hệ thống đèn điều khiển giao thông thì loại biển báo này không cần thiết.

Biển báo P112

Đặc điểm nhận dạng biển báo này là hình tròn, viền đỏ, nền trắng có ảnh biểu thị màu đen ở giữa. Loại biển báo này có ý nghĩa thông báo đoạn đường cấm người đi bộ. Nó thường được đặt trên các cầu vượt hay những đoạn đường chỉ dành cho phương tiện cơ giới lưu thông, đoạn đường nguy hiểm cho người đi bộ.

Biến báo chỉ đường dành cho người đi bộ xe khác không được phép đi vào 06

Người đi bộ không được đi vào đoạn đường có biển báo này.

Biển báo này có giá trị trên tất cả các làn đường hoặc chỉ có giá trị trên một hoặc một số làn đường theo biển báo trên đường. Loại biển báo này không cần biển báo hết cấm.

Nếu thấy biển báo P112 - cấm người đi bộ mà người đi bộ vẫn cố tình đi vào sẽ bị phạt tiền từ 60.000 - 100.000 đồng.

Ảnh: Internet



 

Joumet

Biên tập viên

Từ một “tay mơ” không biết gì về xe, không thích tốc độ nhưng có duyên được một lần trải nghiệm xe đã khiến tôi thích thú về nó. Công việc mỗi ngày gắn bó với xe giúp cuộc sống của tôi trở nên thú vị hơn vì được chia sẻ những gì mình biết đến với mọi người và được học hỏi ngược lại từ anh em cộng đồng xe.

window.googletag = window.googletag || {cmd: []}; googletag.cmd = googletag.cmd || []; googletag.cmd.push(function() { googletag.defineSlot('/22557728108/vn_motor_article_relatedmodel_above_pc', [ 728, 90 ], 'div-gpt-ad-1686420780677-0').addService(googletag.pubads()); googletag.pubads().enableSingleRequest(); googletag.pubads().collapseEmptyDivs(); googletag.enableServices(); });
googletag.cmd.push(function() { googletag.display('div-gpt-ad-1686420780677-0'); });
window._taboola = window._taboola || []; _taboola.push({ mode: 'thumbnails-a-2x2-stream', container: 'taboola-below-article-thumbnails', placement: 'Below Article Thumbnails', target_type: 'mix' });