window.googletag = window.googletag || {cmd: []}; googletag.cmd = googletag.cmd || []; googletag.cmd.push(function() { googletag.defineSlot('/22557728108/vn_motor_article_breadcrumb_above_pc', [ 728, 90 ], 'div-gpt-ad-1686420800790-0').addService(googletag.pubads()); googletag.pubads().enableSingleRequest(); googletag.pubads().collapseEmptyDivs(); googletag.enableServices(); });
googletag.cmd.push(function() { googletag.display('div-gpt-ad-1686420800790-0'); });

Kinh nghiệm đổ đèo bằng xe máy đảm bảo an toàn, cả xe ga và xe số

An Nhien · Jan 24, 2023 08:00 PM

Không tắt máy, duy trì tốc độ vừa phải, mớm nhẹ ga hay bảo dưỡng trước khi vận hành,…đều là những bí quyết quan trọng giúp việc đổ đèo bằng xe máy trở nên an toàn hơn bao giờ hết. 

Kinh nghiệm đổ đèo bằng xe máy đảm bảo an toàn, cả xe ga và xe số 01

Kinh nghiệm đổ đèo bằng xe máy đảm bảo an toàn, cả xe ga và xe số.

Với những người chỉ quen chạy xe máy trong thành phố hoặc đường trường bằng phẳng thì đường đèo dốc quanh co luôn là một thách thức lớn. Độ dốc lớn của đường núi sẽ khiến xe lao xuống nhanh hơn, hướng thay đổi liên tục nên nếu không kiểm soát tốc độ tốt thì rất dễ tai nạn.

Theo đó, khi đổ đèo bằng xe máy, người dùng nên ghi nhớ một số lưu ý quan trọng để đảm bảo an toàn tối ưu hơn. Trong bài viết này, cùng Autofun khám phá mẹo đổ đèo bằng xe tay ga và xe số.

Kinh nghiệm trước khi đổ đèo

Một rủi ro hàng đầu khi đổ đèo chính là mất phanh vì người lái phải phanh liên tục. Với hệ thống phanh đã cũ, không được bảo dưỡng thường xuyên, thì khi phanh liên tục, má phanh sẽ nóng lên, mất ma sát nên dẫn đến phanh mất tác dụng. 

window.googletag = window.googletag || {cmd: []}; googletag.cmd = googletag.cmd || []; googletag.cmd.push(function() { googletag.defineSlot('/22557728108/vn_motor_article_fourthp_under_pc', [ 728, 90 ], 'div-gpt-ad-1686420755502-0').addService(googletag.pubads()); googletag.pubads().enableSingleRequest(); googletag.pubads().collapseEmptyDivs(); googletag.enableServices(); });
googletag.cmd.push(function() { googletag.display('div-gpt-ad-1686420755502-0'); });

Kinh nghiệm đổ đèo bằng xe máy đảm bảo an toàn, cả xe ga và xe số 01

Nên bảo dưỡng xe trước mỗi chuyn đi xa.

Theo đó, trước khi bắt đầu mỗi hành trình, người lái cần phải kiểm tra kỹ càng chiếc xe sẽ đồng hành cùng mình. Trong đó, bộ phận quan trọng nhất là phanh bởi nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sự an toàn trong suốt hành trình.

Má phanh sẽ cần phải được thay định kỳ theo khuyến cáo của nhà sản xuất từ khoảng 5.000 - 10.000km. Điều này sẽ đảo bảo hoạt động ổn định, tránh trường hợp mất phanh khi đổ đèo.
Ngoài ra, bộ phận lốp cũng vô cùng quan trọng, đảm bảo áp suất lốp tốt sẽ giúp vận hành yên tâm hơn.

Kinh nghiệm khi đổ đèo với xe máy

Dù đi xe máy gì đi chăng nữa thì điều quan trọng nhất khi đổ đèo là người dùng  không được tắt máy. Khi tắt máy, xe sẽ chỉ chạy theo quán tính nên rất nguy hiểm, lúc này sẽ không thể phanh động cơ, thậm chí phanh tay cũng sẽ mất tác dụng bơm dầu.

Lưu ý khi đổ đèo bằng từng loại xe máy

Xe tay ga

Với xe ga, kỹ năng sử dụng phanh động cơ thường khó hơn, vì xe ga sử dụng hộp số CVT (biến thiên vô cấp), không sử dụng bánh răng nên không thể lên, xuống số. Với người ít kinh nghiệm, tốt nhất là không nên đổ đèo bằng xe ga.

Song, nếu phải đổ đèo bằng xe ga, hãy sử dụng phanh bằng động cơ qua cách lợi dụng độ bám của bộ ly hợp (côn) để ghìm xe ở một tốc độ nhất định, đủ để không phải sử dụng liên tục.

Kinh nghiệm đổ đèo bằng xe máy đảm bảo an toàn, cả xe ga và xe số 02

Nếu phải đổ đèo bằng xe ga, hãy sử dụng phanh bằng động cơ qua cách lợi dụng độ bám của bộ ly hợp (côn) để ghìm xe.

Khi bắt đầu đổ đèo, cho xe ga chạy xuống với tốc độ khoảng 15 km/h thì bắt đầu rà phanh, xoắn nhẹ tay ga, vừa mớm ga vừa phanh nhằm giữ tốc độ ổn định từ 15-20 km/h. Khi đó, bộ côn đã bám (côn sẽ không bám nếu chạy quá chậm < dưới 15 km/h). Nhả phanh và ga, xe sẽ bị ghìm lại. Do côn vẫn đang bám và xe bị động cơ kéo giật lại, máy sẽ gào, gằn ra tiếng to lơn.

Khi xe chạy nhanh hơn vì độ dốc lớn, người lái gatx chủ động mớm phanh để giữ tốc độ trong tầm kiểm soát.

Xe số (gồm côn tay, côn tự động)

Với xe số, sẽ rất dễ để phanh động cơ bằng cách đơn giản là về số thấp. Ví dụ, khi xuống dốc bằng số 4, nếu thấy xe chạy nhanh quá mức, hãy về số 3 để xe ghìm lại. Lúc này xe sẽ chạy chậm hơn.

Kinh nghiệm đổ đèo bằng xe máy đảm bảo an toàn, cả xe ga và xe số 03

Với xe số, sẽ rất dễ để phanh động cơ bằng cách đơn giản là về số thấp.

Về cơ bản, khi xuống số thấp, xe máy sẽ phải cần lực kéo lớn hơn, nhưng không thêm ga nên xe sẽ chạy chậm hơn khi ở số cao.

Hy vọng, qua kinh nghiệm đổ đèo được Autofun tổng hợp trong bài viết sẽ giúp bạn đọc có được kinh nghiệm hữu ích nhất. 

Xem thêm: Bảo dưỡng xe máy chơi Tết nhất định không nên bỏ qua những hạng mục này!

An Nhien

Biên tập viên

Cơ hội được trải nghiệm đa dạng các mẫu xe đã giúp tôi tích luỹ được nhiều kinh nghiệm. Giờ là lúc mang những điều đó đi chia sẻ với tất cả mọi người!

window.googletag = window.googletag || {cmd: []}; googletag.cmd = googletag.cmd || []; googletag.cmd.push(function() { googletag.defineSlot('/22557728108/vn_motor_article_relatedmodel_above_pc', [ 728, 90 ], 'div-gpt-ad-1686420780677-0').addService(googletag.pubads()); googletag.pubads().enableSingleRequest(); googletag.pubads().collapseEmptyDivs(); googletag.enableServices(); });
googletag.cmd.push(function() { googletag.display('div-gpt-ad-1686420780677-0'); });
window._taboola = window._taboola || []; _taboola.push({ mode: 'thumbnails-a-2x2-stream', container: 'taboola-below-article-thumbnails', placement: 'Below Article Thumbnails', target_type: 'mix' });