window.googletag = window.googletag || {cmd: []}; googletag.cmd = googletag.cmd || []; googletag.cmd.push(function() { googletag.defineSlot('/22557728108/vn_motor_article_breadcrumb_above_pc', [ 728, 90 ], 'div-gpt-ad-1686420800790-0').addService(googletag.pubads()); googletag.pubads().enableSingleRequest(); googletag.pubads().collapseEmptyDivs(); googletag.enableServices(); });
googletag.cmd.push(function() { googletag.display('div-gpt-ad-1686420800790-0'); });

Khi nào cần tăng xích xe? Hướng dẫn cách tăng xích xe máy đơn giản nhất

Joumet · Feb 22, 2023 08:00 PM

Chỉ cần chuẩn bị sẵn một số dụng cụ để siết/nới ốc thì người dùng hoàn toàn có thể chỉnh lại độ chùng của xích ngay trong vài phút.

Khi nào cần tăng xích xe? Hướng dẫn cách tăng xích xe máy đơn giản nhất 01

Khi nào cần tăng xích xe? Hướng dẫn cách tăng xích xe máy đơn giản nhất.

Hiện mô tô và xe máy được chia thành các hệ truyền động khác nhau. Thế nhưng, trong đó phổ biến nhất vẫn là 2 loại truyền động gồm qua dây cu-roa và truyền động xích tải.

Với truyền động qua xích thường sẽ có mặt trên xe máy số phổ thông và xe mô tô phân khối lớn. Theo đó, sau một thời gian sử dụng, xích xe máy sẽ bị chùng và bắt đầu xuất hiện tiếng kêu lạ nếu người dùng không bảo dưỡng và kiểm tra thường xuyên. 

Khi nào cần tăng xích xe máy?

Xích xe máy (sên xe) là bộ phận góp phần quan trọng trong quá trình truyền động và chuyển động của xe. Đây cũng là bộ phận chịu sức kéo từ khối động cơ thông qua nhông trước, truyền đến nhông sau để bánh xe có thể xoay được trong quá trình hoạt động. 

window.googletag = window.googletag || {cmd: []}; googletag.cmd = googletag.cmd || []; googletag.cmd.push(function() { googletag.defineSlot('/22557728108/vn_motor_article_fourthp_under_pc', [ 728, 90 ], 'div-gpt-ad-1686420755502-0').addService(googletag.pubads()); googletag.pubads().enableSingleRequest(); googletag.pubads().collapseEmptyDivs(); googletag.enableServices(); });
googletag.cmd.push(function() { googletag.display('div-gpt-ad-1686420755502-0'); });

Xích xe máy thường đường làm bằng kim loại kết hợp với cao su cũng như các khớp nối liên tục. Do đó, sau một thời gian sử dụng, các khớp trục sẽ bị dão, mắc kẹt và có thể ảnh hưởng trực tiếp đến truyền động.

Khi nào cần tăng xích xe? Hướng dẫn cách tăng xích xe máy đơn giản nhất 01

Khi xích bị dão, sẽ gây chùng xích xe xuống và làm cho xe hoạt động giật cục.

Khi xích bị dão, sẽ gây chùng xích xe xuống và làm cho xe hoạt động giật cục, từ đó tạo ra tiếng kêu lớn khi xích văng lung tung và nguy hiểm hơn là tiềm ẩn nguy cơ gây tuột xích ra khỏi nhông. Do đó, người dùng cần thường xuyên kiểm tra bộ phận này và tăng xích, bảo dưỡng xích thường xuyên nhằm để xe máy có thể hoạt động êm ái, nhẹ nhàng nhất có thể.

Hướng dẫn cách tăng xích xe máy

Để tăng xích xe máy (tăng sên), việc đầu tiên cần làm là sử dụng cờ lê tròng đúng kích cỡ của ốc trục sau trên xe. Sau đó dựng chân chống giữa và tiến hành nới lỏng ốc này và ốc kẹp đĩa xích.

Khi nào cần tăng xích xe? Hướng dẫn cách tăng xích xe máy đơn giản nhất 02

Cần dùng dụng cụ đúng kích cỡ để chỉnh ốc kẹp đĩa tăng xích. 

Sau khi đã nới lỏng các loại ốc kể trên, cần dùng dụng cụ đúng kích cỡ để chỉnh ốc kẹp đĩa tăng xích. Thông thường, với các loại ốc tăng xích trên xe phổ thông, khi vặn vào theo chiều kim đồng hồ sẽ là tăng căng xích lên và ngược chiều kim đồng hồ sẽ để làm chùng đi.

 

Với các dòng xe máy hiện đại, ở hai bên càng xe, vị trí đầu trục kẹp tăng xích xe thường sẽ có một thước cân với các vạch đã kẻ sẵn, người dùng cần tăng chỉnh cho 2 bên cân bằng nhau theo thước đo nhằm đảm bảo bánh xe không bị lệch. Lưu ý rằng, không nên để xích quá căng mà nên tăng đến độ phù hợp để khoảng cách văng lên xuống của xích chỉ ở trong khoảng 2 - 3 cm là tốt nhất.

Khi nào cần tăng xích xe? Hướng dẫn cách tăng xích xe máy đơn giản nhất 03

Sau khi tăng xích, cũng cần kiểm tra lại hoạt động của bộ phận này.

Sau khi tăng xích, người dùng cũng cần kiểm tra lại hoạt động của bộ phận này để đảm bảo không có gì sai sót. Theo đó, hãy dùng tay quay nhẹ bánh xe sau, nếu bánh quay đều, trơn tru và không thấy nặng tay thì có nghĩa là đã tăng xích đúng.

Xem thêm: Ắc quy xe tay ga hết điện, cần làm gì?

Joumet

Biên tập viên

Từ một “tay mơ” không biết gì về xe, không thích tốc độ nhưng có duyên được một lần trải nghiệm xe đã khiến tôi thích thú về nó. Công việc mỗi ngày gắn bó với xe giúp cuộc sống của tôi trở nên thú vị hơn vì được chia sẻ những gì mình biết đến với mọi người và được học hỏi ngược lại từ anh em cộng đồng xe.

window.googletag = window.googletag || {cmd: []}; googletag.cmd = googletag.cmd || []; googletag.cmd.push(function() { googletag.defineSlot('/22557728108/vn_motor_article_relatedmodel_above_pc', [ 728, 90 ], 'div-gpt-ad-1686420780677-0').addService(googletag.pubads()); googletag.pubads().enableSingleRequest(); googletag.pubads().collapseEmptyDivs(); googletag.enableServices(); });
googletag.cmd.push(function() { googletag.display('div-gpt-ad-1686420780677-0'); });
window._taboola = window._taboola || []; _taboola.push({ mode: 'thumbnails-a-2x2-stream', container: 'taboola-below-article-thumbnails', placement: 'Below Article Thumbnails', target_type: 'mix' });