window.googletag = window.googletag || {cmd: []}; googletag.cmd = googletag.cmd || []; googletag.cmd.push(function() { googletag.defineSlot('/22557728108/vn_article_breadcrumb_above_pc', [ 728, 90 ], 'div-gpt-ad-1686311908323-0').addService(googletag.pubads()); googletag.pubads().enableSingleRequest(); googletag.pubads().collapseEmptyDivs(); googletag.enableServices(); });
googletag.cmd.push(function() { googletag.display('div-gpt-ad-1686311908323-0'); });

Ưu nhược điểm Toyota Hilux 2021: Đối thủ cạnh tranh trực tiếp của Ford Ranger?

Chris Hoang · Mar 11, 2022 05:00 PM

Ưu nhược điểm Toyota Hilux 2021: Đối thủ cạnh tranh trực tiếp của Ford Ranger? 01

Trong nhiều năm liền, Ford Ranger luôn chiếm lĩnh thị trường xe bán tải tầm trung tại Việt Nam. Các đối thủ trực tiếp như Hilux dường như bị bỏ quá xa do các yếu tố khách quan như: thiết kế chưa bắt mắt, công năng thuần như một chiếc xe tải, ít được trang bị những tiện nghi và công nghệ.

Phải cho đến năm 2020, khi Toyota cho ra mắt Hilux thế hệ hoàn toàn mới, thì đây được coi nhưng là đối trọng chính của Ford Ranger tại thị trường Việt Nam. Toyota đã biết cách lắng nghe khách hàng hơn khi mạnh tay đầu tư khủng cho chiếc bán tải của mình, các nâng cấp có thể kể đến như thiết kế, động cơ, công nghệ đều được Toyota hết sức đầu tư cho thế hệ mới này.

Hãy cùng Autofun tìm hiểu nhưng ưu nhược điểm của chiếc xe trong bài viết này nhé!

window.googletag = window.googletag || {cmd: []}; googletag.cmd = googletag.cmd || []; googletag.cmd.push(function() { googletag.defineSlot('/22557728108/vn_article_fourthp_under_pc', [ 728, 90 ], 'div-gpt-ad-1686311864451-0').addService(googletag.pubads()); googletag.pubads().enableSingleRequest(); googletag.pubads().collapseEmptyDivs(); googletag.enableServices(); });
googletag.cmd.push(function() { googletag.display('div-gpt-ad-1686311864451-0'); });

Ưu điểm

Thiết kế hầm hồ đậm chất dã ngoại

Ưu nhược điểm Toyota Hilux 2021: Đối thủ cạnh tranh trực tiếp của Ford Ranger? 01

Kể từ khi ra mắt thế hệ hiện tại, Toyota Hilux đã được sửa đổi và bổ sung khá nhiều nhằm thu hút khách hàng mục tiêu của dòng xe bán tải. Hiện tại, phong cách thiết kế của Hilux 2021 cũng được chia ra hai phiên bản tương tự như năm 2019. Hai phiên bản số sàn sẽ có phong cách thiết kế mạnh mẽ, chắc chắn, trong khi hai phiên bản số tự động được nâng cấp thiết kế phía trước với cụm lưới tản nhiệt sơn đen MLM.

Về kích thước, tải trọng cũng như sự đa dụng trong sử dụng. Kích thước tổng thể DxRxC của Toyota Hilux lần lượt là 5.330 x 1.855 x 1.815 (mm), trong khi chiều dài cơ sở 3.085 mm giúp xe duy trì một không gian nội thất rộng rãi và kích thước khoang chở hàng lớn với DxRxC lần lượt 1.525 x 1.540 x 480 (mm).

Toyota Hilux còn sở hữu những thông số vận hành linh hoạt bậc nhất phân khúc với bán kính vòng quay tối thiểu lên đến 5,4 mét. Tuy nhiên, Toyota Hilux 2021 cũng sở hữu khoảng sáng gầm lên đến 310mm, lớn nhất phân khúc, giúp xe tiện dụng băng rừng, vượt suối khi cần thiết, cũng như góc tới và góc thoát lần lượt 31 và 26 độ

Phần đầu xe vẫn trang bị đèn pha halogen phản xạ đa chiều tiêu chuẩn. Riêng phiên bản Hilux 2.8 G sẽ có đèn chiếu gần LED projector tích hợp đèn LED ban ngày và các tính năng tự động bật/tắt, tự động cân bằng góc chiếu. Trong khi các phiên bản thấp hơn sẽ gia giảm các tính năng để phù hợp với giá bán.

Đuôi xe Toyota Hilux 2021 vẫn giữ thiết kế xe bán tải truyền thống với cụm đèn hậu halogen 2 tầng đứng phía sau. Điểm khác biệt phía đuôi xe các phiên bản Hilux 2021 là cản sau. Phiên bản 2.4 có cản sau sơn đen, trong khi phiên bản 2.8 G cao cấp có cản sau mạ chrome nổi bật. Trên cản sau cũng thiết kế bậc lên xuống tiện dụng, đồng thời tích hợp đèn phanh thứ ba ngày chắn thùng hàng, không bị khuất nếu người dùng cần ngắn phụ kiện nắp thùng cao.

Động cơ mạnh mẽ

Ưu nhược điểm Toyota Hilux 2021: Đối thủ cạnh tranh trực tiếp của Ford Ranger? 02

Sau nhiều nâng cấp, xe Toyota Hilux hiện tại chỉ còn 2 tùy chọn về động cơ cho cả 4 phiên bản:

Động cơ diesel 2GD-FTV dung tích 2.393cc, 4 xi lanh thẳng hàng, phun nhiên liệu trực tiếp sử dụng đường ống dẫn chung, tăng áp biến thiên, cho công suất tối đa 147 mã lực tại 3.400 vòng/phút và mo-men xoắn cực đại 400 Nm tại 1.600 – 2.000 vòng/phút.

Động cơ diesel 1GD-FTV dung tích 2.755cc, 4 xi lanh thẳng hàng, phun nhiên liệu trực tiếp sử dụng đường ống dẫn chung, tăng áp biến thiên, cho công suất tối đa 201 mã lực tại 3.400 vòng/phút và mo-men xoắn cực đại 500 Nm tại 1.600 - 2.400 vòng/phút.

Cả hai động cơ này đều tích hợp hệ thống phun nhiên liệu trực tiếp sử dụng đường ống dẫn chung, tăng áp biến thiên. Ngoài ra, tùy phiên bản Toyota Hilux 2021 mà động cơ trên được kết hợp với hệ thống dẫn động cầu sau hoặc hệ thống dẫn động 2 cầu bán thời gian với tính năng gài cầu điện tử. Hệ thống lái trên Hilux vẫn được sử dụng hệ thống lái trợ lực thủy lực có biến thiên tốc độ. Tuy nhiên, hệ thống lái này đã được tinh chỉnh để nhẹ nhàng hơn, thích hợp hơn với múc đích sử dụng xe trong điều kiện thành thị.

Khả năng cách âm tốt

Ưu nhược điểm Toyota Hilux 2021: Đối thủ cạnh tranh trực tiếp của Ford Ranger? 03

Di chuyển với tốc độ khoảng hơn 100km/h chiếc xe chỉ cho độ ồn trong khoang xe là 63Db. Điều này thực sự chưa từng thấy trên những chiếc xe bán tải của Toyota. Về cách âm gầm xe, khi di chuyển tốc độ 100km/h thì độ ồn vọng lên từ lốp gần như không đáng kể, chỉ khi xe di chuyển vào những đoạn đường có độ nhám cao thì lúc đó mới chỉ có một chút ít tiếng ồn vọng vào khoang xe. Về cách âm than vỏ cũng cực kỳ tốt, khi di chuyển ở tốc độ cao, chúng ta chỉ có thể nghe một chút tiếng ồn từ hai bên gương của xe. Và cuối cùng là cách âm từ khoang động cơ, động cơ dầu mới của Toyota hoạt động cực kỳ êm ái, nó gần tiệm cận với những động cơ xăng về độ ồn. Chúng ta chỉ có thể nghe được tiếng ồn dội vào khoang lái khi thực hiện những cú tăng tốc mạnh.

Nhược điểm

Độ ngả lưng của hàng ghế sau

Ưu nhược điểm Toyota Hilux 2021: Đối thủ cạnh tranh trực tiếp của Ford Ranger? 04

Độ ngả lưng của hàng ghế sau trên Toyota Hilux vẫn chưa được tối ưu. Hàng ghế vẫn còn hơi đứng cộng với hệ thống giảm xóc sau bằng là nhíp sẽ khiến người ngồi sau chưa thực sự thoải mái trên những chiếc đi xa. Tuy nhiên, hạn chế này có thể dễ dàng khắc phục bằng những phương pháp đơn giản có sẵn tại các cơ sở độ xe bên ngoài. Hy vọng ở những thế hệ sau, Toyota sẽ có thể khắc phục được nhược điểm này trên chiếc xe.

Chất liệu nội thất chưa đồng đều

Ưu nhược điểm Toyota Hilux 2021: Đối thủ cạnh tranh trực tiếp của Ford Ranger? 05

Khoang nội thất Toyota Hilux 2021 vẫn sở hữu thiết kế hiện đại, đậm dấu ấn công nghệ. Tuy nhiên việc xếp lớp chồng chéo trên bảng táp lô bất đối xứng tạo ấn tượng khá rối mắt người dùng. Phiên bản 2.8 G có nội thất tinh tế hơn với đường viền mạ chrome và sơn đen bóng, trong khi các phiên bản còn lại chỉ được sơn bạc. Nhìn chung, chúng ta cũng khó đòi hỏi sự sang trọng và thiết kế thời thượng trên một dòng xe bán tải rẻ tiền.

window.googletag = window.googletag || {cmd: []}; googletag.cmd = googletag.cmd || []; googletag.cmd.push(function() { googletag.defineSlot('/22557728108/vn_article_relatedmodel_above_pc', [ 728, 90 ], 'div-gpt-ad-1686311888332-0').addService(googletag.pubads()); googletag.pubads().enableSingleRequest(); googletag.pubads().collapseEmptyDivs(); googletag.enableServices(); });
googletag.cmd.push(function() { googletag.display('div-gpt-ad-1686311888332-0'); });
window._taboola = window._taboola || []; _taboola.push({ mode: 'thumbnails-a-2x2-stream', container: 'taboola-below-article-thumbnails', placement: 'Below Article Thumbnails', target_type: 'mix' });