window.googletag = window.googletag || {cmd: []}; googletag.cmd = googletag.cmd || []; googletag.cmd.push(function() { googletag.defineSlot('/22557728108/vn_article_breadcrumb_above_pc', [ 728, 90 ], 'div-gpt-ad-1686311908323-0').addService(googletag.pubads()); googletag.pubads().enableSingleRequest(); googletag.pubads().collapseEmptyDivs(); googletag.enableServices(); });
googletag.cmd.push(function() { googletag.display('div-gpt-ad-1686311908323-0'); });

3 nguyên nhân dễ khiến ô tô bị bó máy mà các tài thường hay bỏ qua

An Nhien · Apr 19, 2023 09:00 AM

Quên thay dầu nhớt, không kiểm tra nước làm mát hay bỏ qua cảnh báo trên bảng điều khiển đều là những nguyên có thể khiến ô tô bị bó máy. Song, không phải chủ xe nào cũng để ý tới những vấn đề này. 

3 nguyên nhân dễ khiến ô tô bị bó máy mà các tài thường hay bỏ qua 01

3 nguyên nhân dễ khiến ô tô bị bó máy mà các tài thường hay bỏ qua.

Bó máy còn được gọi là bó piston hay lup-pe, là hiện tượng piston di chuyển khó khăn hoặc bị kẹt cứng trong xylanh bởi động cơ bị quá nhiệt. Từ đó khiến piston làm bằng kim loại gây hiện tượng giãn nở, kẹt dẫn tới động cơ không hoạt động hay hoạt động khó khăn.

Đây được xem là nỗi ám ảnh của rất nhiều tài xế, song nguyên nhân lại xuất phát từ chính những thói quen của người dùng. Cụ thể như:

Không thay dầu nhớt

Theo những người có kinh nghiệm, việc xe ô tô thiếu dầu máy hoặc dầu máy sử dụng với thời gian quá lâu sẽ gây hại cho xe. Về lâu dài có thể làm hỏng động cơ và thậm chí ảnh hưởng đến các bộ phận khác trên ô tô. Chưa kể, đây cũng là nguyên nhân hàng đầu gây ra hiện tượng bó máy.Trên thực tế, hầu hết các hãng xe luôn khuyến cáo chủ xe nên thay dầu nhớt sau khoảng 1.000 km đầu tiên và mỗi 5.000 km/lần sau đó. Với các xe dù đi ít vẫn nên thay dầu định kỳ hàng năm nhằm tránh việc nhớt để lâu bị đóng cặn, biến chất. 

window.googletag = window.googletag || {cmd: []}; googletag.cmd = googletag.cmd || []; googletag.cmd.push(function() { googletag.defineSlot('/22557728108/vn_article_fourthp_under_pc', [ 728, 90 ], 'div-gpt-ad-1686311864451-0').addService(googletag.pubads()); googletag.pubads().enableSingleRequest(); googletag.pubads().collapseEmptyDivs(); googletag.enableServices(); });
googletag.cmd.push(function() { googletag.display('div-gpt-ad-1686311864451-0'); });

3 nguyên nhân dễ khiến ô tô bị bó máy mà các tài thường hay bỏ qua 01

Có nhiều nguyên nhân khác nhau gây hiện tượng bó máy.

Tuy vậy, rất nhiều trường hợp người dùng sử dụng ô tô 2-3 năm mà vẫn không thay dầu khiến động cơ có hiện tượng đóng bánh.

Ngoài ra, các vấn đề như dầu bị rò rỉ, dầu nhớt kém chất lượng hoặc bơm dầu bôi trơn hoạt động kém,… cũng có thể là những tác nhân làm ô tô bị bó máy.

Để khắc phục tình trạng này, người dùng cần thường xuyên quan sát, kiểm tra xem xe có bị rò rỉ dầu hay không. Kèm theo đó, kiểm tra mức dầu và chất lượng dầu máy xem còn hoạt động tốt hay không. Ngoài ra, thay dầu định kỳ hàng năm cũng là cách để ngăn ngừa tình trạng xe bị bó máy. 

Bỏ quên nước làm mát

Trường hợp bỏ quên không kiểm tra nước làm mát không phải là hiếm gặp. Thậm chí nhiều người dùng còn không rõ nước làm mát của xe ở chỗ nào. 

Trên thực tế, khi nước làm mát bị hao hụt sẽ dễ khiến nhiệt độ động cơ tăng cao khi xe vận hành. Tình trạng quá nhiệt còn gây ra thổi gioăng mặt máy, làm piston giãn nở và gây ra hiện tượng bó máy.

Lơ là cảnh báo trên bảng điều khiển

Thông thường ở các xe đời mới hiện nay, nếu có vấn đề về mức dầu nhớt, nước làm mát và nhiệt độ động cơ bất thường,... đều hiện cảnh báo trên bảng điều khiển. 

Tuy nhiên, thực tế là rất nhiều lái xe thường lại bỏ qua các đèn cảnh báo hoặc kim nhiệt độ trên bảng điều khiển. Việc lơ là những cảnh báo quan trọng chính là nguyên nhân khiến xe gặp tình trạng bó máy. 

3 nguyên nhân dễ khiến ô tô bị bó máy mà các tài thường hay bỏ qua 02

Nhiều lái xe thường lại bỏ qua các đèn cảnh báo hoặc kim nhiệt độ trên bảng điều khiển. 

Do đó, người dùng nên lưu ý quan sát thường xuyên bảng điều khiển. Khi nhận thấy các đèn cảnh báo nổi lên hoặc kim báo nhiệt độ động cơ ở mức cao bất thường, không được chạy cố mà phải đưa xe đi kiểm tra ngay nhằm tránh rủi ro không đáng có.

Ngoài những nguyên nhân nêu trên, thường xuyên sử dụng xăng kém chất lượng, quạt làm mát động cơ bị hỏng hay thói quen đi ép ga ép số,…cũng là những tác nhân dẫn đến tình trạng bó máy ô tô.

Trong trường hợp xe bị bó máy, cách tốt nhất là các tài nên mang xe tới trung tâm bảo dưỡng chuyên nghiệp để được khắc phục triệt để. 

Xem thêm: Mẹo quay đầu xe ô tô vừa đơn giản vừa an toàn cho các tài mới
 

An Nhien

Biên tập viên

Cơ hội được trải nghiệm đa dạng các mẫu xe đã giúp tôi tích luỹ được nhiều kinh nghiệm. Giờ là lúc mang những điều đó đi chia sẻ với tất cả mọi người!

window.googletag = window.googletag || {cmd: []}; googletag.cmd = googletag.cmd || []; googletag.cmd.push(function() { googletag.defineSlot('/22557728108/vn_article_relatedmodel_above_pc', [ 728, 90 ], 'div-gpt-ad-1686311888332-0').addService(googletag.pubads()); googletag.pubads().enableSingleRequest(); googletag.pubads().collapseEmptyDivs(); googletag.enableServices(); });
googletag.cmd.push(function() { googletag.display('div-gpt-ad-1686311888332-0'); });
window._taboola = window._taboola || []; _taboola.push({ mode: 'thumbnails-a-2x2-stream', container: 'taboola-below-article-thumbnails', placement: 'Below Article Thumbnails', target_type: 'mix' });