window.googletag = window.googletag || {cmd: []}; googletag.cmd = googletag.cmd || []; googletag.cmd.push(function() { googletag.defineSlot('/22557728108/vn_article_breadcrumb_above_pc', [ 728, 90 ], 'div-gpt-ad-1686311908323-0').addService(googletag.pubads()); googletag.pubads().enableSingleRequest(); googletag.pubads().collapseEmptyDivs(); googletag.enableServices(); });
googletag.cmd.push(function() { googletag.display('div-gpt-ad-1686311908323-0'); });

Những lý do khiến xe điện chưa chắc đã ‘sạch’ bằng xe xăng

Bach · May 1, 2023 09:00 AM

Trên thế giới, những quốc gia dẫn đầu về kinh tế đang dần ép buộc người dân chuyển sang dùng xe điện để giúp giảm ô nhiễm môi trường. Điều này đã được nhiều người đồng ý nhưng cũng còn không ít người vẫn một mực phản đối vì nhiều lý do khác nhau. Trong đó, một số cho rằng dù được quảng bá là xe xanh, xe sạch nhưng thực chất xe điện lại chẳng sạch hơn xe sử dụng động cơ đốt trong là bao. Vậy điều này có đúng? Hãy cùng xem xét những yếu tố dưới đây trước khi đưa ra kết luận nhé!

Những lý do khiến xe điện chưa chắc đã ‘sạch’ bằng xe xăng 01

Điện không tự nhiên mà có!

Nhìn chung, xe điện ít có khả năng tự tạo ra khí thải làm khí hậu nóng lên so với xe chạy bằng xăng. Nhưng nguồn điện để sạc có thể sạch được bao nhiêu còn phụ thuộc vào lượng than được đốt để tạo ra dòng điện, và cơ sở vật chất được xây dựng để tạo nên nguồn điện đó.

Theo Jeremy Michalek, giáo sư kỹ thuật tại Đại học Carnegie Mellon, than đá nắm vai trò quan trọng trong việc điện có thật sự ‘sạch’ không, vì nếu xe của bạn cắm điện vào ban đêm, sẽ khiến các nhà máy đốt than gần đó phải tăng công suất làm việc, và dĩ nhiên điều đó sẽ gây ô nhiễm không khí nhiều hơn. Nguồn điện chỉ thực sự "sạch" trừ khi sử dụng hỗn hợp khí tự nhiên, gió và năng lượng mặt trời có lượng khí thải thấp hơn để sản xuất. Tuy nhiên, than vẫn là nguyên liệu chủ chốt và chưa thể thay thế một sớm một chiều để sản xuất ra điện năng.

window.googletag = window.googletag || {cmd: []}; googletag.cmd = googletag.cmd || []; googletag.cmd.push(function() { googletag.defineSlot('/22557728108/vn_article_fourthp_under_pc', [ 728, 90 ], 'div-gpt-ad-1686311864451-0').addService(googletag.pubads()); googletag.pubads().enableSingleRequest(); googletag.pubads().collapseEmptyDivs(); googletag.enableServices(); });
googletag.cmd.push(function() { googletag.display('div-gpt-ad-1686311864451-0'); });

Những lý do khiến xe điện chưa chắc đã ‘sạch’ bằng xe xăng 01

Tuy nhiên, nhiên liệu của động cơ đốt trong cũng cần quá trình chưng cất, tốn cũng rất nhiều than và năng lượng để có thể sản xuất nên nói đi cũng phải nói lại, cả hai loại phương tiện này đều gây ô nhiễm môi trường ở khâu sản xuất nhiên liệu.

Vấn đề nguyên liệu sản xuất pin

Giống như nhiều loại pin khác, pin li-ion cung cấp năng lượng cho hầu hết các loại xe điện đều dựa vào nguyên liệu thô như coban, lithium và các loại đất hiếm khác. Khai thác những nguyên liệu này đặc biệt ảnh hưởng đến môi trường và cả nhân quyền - trong đó phải nói đến coban.

Khai thác coban tạo ra chất thải và xỉ có hại ngấm vào lòng đất gây ảnh hưởng đến môi trường xung quanh. Một số nghiên cứu đã chứng minh được sự phơi nhiễm cao ở các cộng đồng dân cư xung quanh, đặc biệt là ở trẻ em. Chiết xuất nguyên liệu từ quặng coban cũng đòi hỏi một quá trình luyện kim, có thể thải ra oxit lưu huỳnh và các khí có hại khác.

Hiện nay, có tới 70% nguồn cung cấp coban trên thế giới được khai thác ở Cộng hòa Dân chủ Congo, nơi công nhân - bao gồm nhiều trẻ em - đào kim loại từ lòng đất chỉ bằng các công cụ cầm tay, có nguy cơ ảnh hưởng sức khỏe rất cao. Do đó, nhiều nhóm nhân quyền đã lên tiếng để bảo vệ quyền lợi của người dân bản địa, yêu cầu sớm chấm dứt việc khai thác tại nơi đây.

Những lý do khiến xe điện chưa chắc đã ‘sạch’ bằng xe xăng 02

Lithium khai thác cũng không hề dễ dàng, chủ yếu ở Úc hoặc từ các bãi muối ở vùng Andean của Argentina, Bolivia và Chile, việc này sử dụng một lượng lớn nước ngầm để bơm nước muối, làm hao phí tài nguyên nước của bà con nông dân và người chăn nuôi bản xứ. Ước tính, lượng nước cần thiết để sản xuất pin cho xe điện nhiều hơn khoảng 50% so với nước sử dụng để sản xuất động cơ đốt trong truyền thống. Còn các mỏ đất hiếm, tập trung ở Trung Quốc, thường chứa các chất phóng xạ có thể thải ra nước và bụi phóng xạ, gây ra những hệ lụy cho con người nơi đây.

Dù cho các nhà sản xuất ô tô và các nhà sản xuất khác đã cam kết sẽ phát triển công nghệ pin với ít hoặc không có coban. Nhưng theo một tổ chức phi lợi nhuận làm việc với các cộng đồng khai thác ở Châu Phi, cho biết công nghệ đó vẫn đang trong quá trình phát triển, còn các mỏ coban thì vẫn mở ra khai thác như nấm mọc sau mưa.

Xử lý pin sau khi hết vòng đời

Sau khi bị loại bỏ, việc xử lý các khối pin đã qua sử dụng cũng là một vấn đề cực kỳ nan giải. Hầu hết các loại xe điện ngày nay đều sử dụng pin lithium-ion hoặc công nghệ pin axit-chì cũ. Trong khi pin axit-chì được tái chế đến 99%, pin lithium-ion chỉ tái chế được khoảng 5%, phần còn lại thì bị đốt hoặc vứt ngoài bãi rác công nghiệp, gây lãng phí và đặc biệt không tốt cho môi trường. Chưa kể việc tái chế pin cũng có thể sử dụng một lượng lớn nước hoặc thải các chất gây ô nhiễm ra ngoài không khí.

Những lý do khiến xe điện chưa chắc đã ‘sạch’ bằng xe xăng 03

Có thể thấy, mặc dù xe điện không phát thải CO2 ra môi trường trong lúc sử dụng nhưng để một chiếc xe điện lăn bánh cũng như xử lý các vấn đề sau khi chiếc xe kết thúc vòng đời cũng là một điều đau đầu khi nghĩ đến môi trường. Xe ‘thân thiện với môi trường’ chung quy vẫn là để bảo vệ môi trường sống của con người nhưng điều sẽ chẳng nghĩa lý gì nếu việc sản xuất những chiếc xe thân thiện với môi trường lại ảnh hưởng trực tiếp đến con người ở nơi khác.

Xem thêm: Xe điện đô thị VinFast VF 5 Plus bắt đầu đến tay khách hàng tại TP.HCM

Bach

Biên tập viên

Được sinh ra với niềm đam mê về xe luôn cháy bỏng khiến tôi luôn muốn tìm hiểu về những khía cạnh khác nhau của những cỗ máy bốn bánh. Từ kỹ thuật, thị trường đến những câu chuyện đằng sau màu sơn, thương hiệu, tất cả đều tạo cho tôi sự tò mò và muốn khám phá chúng.

window.googletag = window.googletag || {cmd: []}; googletag.cmd = googletag.cmd || []; googletag.cmd.push(function() { googletag.defineSlot('/22557728108/vn_article_relatedmodel_above_pc', [ 728, 90 ], 'div-gpt-ad-1686311888332-0').addService(googletag.pubads()); googletag.pubads().enableSingleRequest(); googletag.pubads().collapseEmptyDivs(); googletag.enableServices(); });
googletag.cmd.push(function() { googletag.display('div-gpt-ad-1686311888332-0'); });
window._taboola = window._taboola || []; _taboola.push({ mode: 'thumbnails-a-2x2-stream', container: 'taboola-below-article-thumbnails', placement: 'Below Article Thumbnails', target_type: 'mix' });