window.googletag = window.googletag || {cmd: []}; googletag.cmd = googletag.cmd || []; googletag.cmd.push(function() { googletag.defineSlot('/22557728108/vn_article_breadcrumb_above_pc', [ 728, 90 ], 'div-gpt-ad-1686311908323-0').addService(googletag.pubads()); googletag.pubads().enableSingleRequest(); googletag.pubads().collapseEmptyDivs(); googletag.enableServices(); });
googletag.cmd.push(function() { googletag.display('div-gpt-ad-1686311908323-0'); });

Vì sao mùa đông kính ô tô thường bị hấp hơi? Mẹo hay giúp khắc phục hiện tượng hấp hơi trên kính xe

Joumet · Dec 20, 2022 08:00 AM

Theo lý giải, bản chất của hiện tượng kính lái, kính cửa sổ ô tô bị mờ xuất phát từ sự chênh lệch nhiệt độ giữa bên ngoài và bên trong khoang lái. Song, chỉ với 1 vài mẹo nhỏ được Autofun gợi ý trong bài viết sẽ giúp các tài nhanh chóng giải quyết vấn đề này.

Vì sao mùa đông kính ô tô thường bị hấp hơi? Mẹo hay giúp khắc phục hiện tượng hấp hơi trên kính xe 01

Vì sao mùa đông kính ô tô thường bị hấp hơi? Mẹo hay giúp khắc phục hiện tượng hấp hơi trên kính xe.

Vào mùa đông hoặc những ngày mưa có độ ẩm cao, xe hơi thường xuyên gặp phải tình trạng kính bị hấp hơi khiến cho tầm nhìn của tài xế bị cản trở, ảnh hưởng đến quá trình di chuyển.

Nguyên nhân khiến kính ô tô bị hấp hơi?

Thời điểm này, nhiệt độ nhiều tỉnh thành phía Bắc xuống thấp, kèm theo đó là mưa phùn, độ ẩm cao. Khi gặp trời mưa lạnh, kính ô tô thường có hiện tượng đọng hơi nước mờ đục làm tầm nhìn của lái xe bị hạn chế. Điều này không chỉ gây bất tiện khi lái xe mà sẽ còn cực kỳ nguy hiểm, nhất là vào buổi tối.

Vì sao mùa đông kính ô tô thường bị hấp hơi? Mẹo hay giúp khắc phục hiện tượng hấp hơi trên kính xe 02

Kính ô tô bị hấp hơi là do sự chênh lệch nhiệt độ bên trong và ngoài xe khi trời mưa lạnh hoặc độ ẩm cao.

Theo lý giải từ các chuyên gia, kính ô tô bị hấp hơi là do sự chênh lệch nhiệt độ bên trong và ngoài xe khi trời mưa lạnh hoặc độ ẩm cao. Tình trạng này xảy trên nguyên lý ngưng tụ khi gặp lạnh của không khí nóng trong xe. Điều này có thể bắt nguồn từ chính hoạt động hô hấp của con người hoặc bởi quá trình bay hơi từ các đồ vật ẩm ướt khi có ánh nắng chiếu vào.

window.googletag = window.googletag || {cmd: []}; googletag.cmd = googletag.cmd || []; googletag.cmd.push(function() { googletag.defineSlot('/22557728108/vn_article_fourthp_under_pc', [ 728, 90 ], 'div-gpt-ad-1686311864451-0').addService(googletag.pubads()); googletag.pubads().enableSingleRequest(); googletag.pubads().collapseEmptyDivs(); googletag.enableServices(); });
googletag.cmd.push(function() { googletag.display('div-gpt-ad-1686311864451-0'); });

Lượng hơi nước ấm tiếp xúc với bề mặt kính lạnh sẽ đọng lại tạo thành các hạt li ti dạng sương, từ đó cản trở tầm nhìn của người lái, khiến việc điều khiển xe trở nên khó khăn hơn.

Mẹo hay giúp khắc phục tình trạng kính ô tô bị hấp hơi

Nhiều lái xe chia sẻ rằng họ thường loay hoay lấy tay lau kính để cải thiện tầm nhìn khi bị hấp hơi. Thế nhưng, điều này có thể lại phản tác dụng bởi những vết lau bằng tay hoặc giẻ không sạch vô tình khiến kính lái trở nên lem nhem hơn. Nếu bạn cũng đang gặp phải tình trạng này, tham khảo ngay một số bí quyết dưới đây sẽ giúp giải quyết nhanh gọn.

Hạn chế để đồ vật ẩm ướt trong cabin

Nguyên nhân kính ô tô bị hấp hơi là do hơi nước có thể xuất phát từ những chiếc áo khoác ướt, ô đi mưa hoặc khăn lau ẩm,… đặt trong xe khi bị ánh nắng mặt trời chiếu vào gây ra hiện tượng bay hơi. Nếu người dùng không mở cửa xe thì lượng hơi nước này sẽ vẫn ở trong khoang cabin và ngưng tụ trên mặt kính. 

Vì sao mùa đông kính ô tô thường bị hấp hơi? Mẹo hay giúp khắc phục hiện tượng hấp hơi trên kính xe 01

Nên hạn chế những đồ vật ẩm ướt trên xe ô tô.

Do đó, nếu đang gặp phải tình trạng đọng hơi trên kính xe, hãy kiểm tra xem trên xe có những đồ vật ẩm ướt hay không. Ngoài ra, kể cả xe chưa bị đọng hơi thì cũng nên kiểm tra để giảm khả năng hình thành hơi nước trong xe.

Cân bằng nhiệt độ giữa bên trong và bên ngoài 

Khi gặp tình trạng kính bị hấp hơi, lái xe có thể hé kính xuống 10-15cm sẽ giúp không khí được lưu thông dễ dàng hơn, từ đó tạo sự cân bằng nhiệt độ bên trong và ngoài xe, góp phần làm giảm tình trạng kính ô tô bị hấp hơi. 

Vì sao mùa đông kính ô tô thường bị hấp hơi? Mẹo hay giúp khắc phục hiện tượng hấp hơi trên kính xe 02

Bật chế độ lấy gió ngoài để giảm tình trạng mờ kính.

Bên cạnh đó, có thể bật chế độ lấy gió ngoài để giảm tình trạng mờ kính. Điều này là nhờ quạt gió hút không khí ngoài trời vào cabin giúp tạo sự cân bằng nhiệt độ. 

Ngoài ra, dùng máy hút ẩm cho ô tô cũng là giải pháp làm giảm hơi nước, hạn chế được tình trạng hấp hơi kính. 

Tận dụng hệ thống điều hoà trên xe

Sử dụng điều hoà nóng vào mùa đông cũng là giải pháp giúp cho không khí trong xe nóng lên, từ đó gia tăng sự chênh lệch nhiệt độ với bên ngoài. Theo đó, nếu có hiện tượng mờ kính, lái xe nên bật điều hòa và chỉnh quạt gió hướng vào kính. 

Vì sao mùa đông kính ô tô thường bị hấp hơi? Mẹo hay giúp khắc phục hiện tượng hấp hơi trên kính xe 03

Tận dụng hệ thống điều hoà.

Dùng bọt cạo râu hoặc chất phụ gia ngừa bám hơi nước

Sử dụng bọt cạo râu hoặc chất phụ gia chống bám hơi nước cũng là cách giúp ngăn ngừa tình trạng đọng hơi nước trên kính ô tô. Các tài có thể cho vào một chiếc khăn mềm, khô, sạch rồi lau từng vùng trên kính ô tô. Đợi khoảng 2 phút, sau đó dùng một chiếc khăn khô khác lau sạch lại lượng bọt còn lại bám trên kính.

Hy vọng qua những gợi ý được Autofun tổng hợp trong bài viết sẽ giúp các tài có thể giải quyết dễ dàng tình trạng đọng hơi nước trên kính ô tô vào những ngày mùa đông hoặc mưa ẩm. 

Xem thêm: Lưu ý khi dùng ô tô điện vào mùa đông giúp tăng hiệu suất xe 
 

Joumet

Biên tập viên

Từ một “tay mơ” không biết gì về xe, không thích tốc độ nhưng có duyên được một lần trải nghiệm xe đã khiến tôi thích thú về nó. Công việc mỗi ngày gắn bó với xe giúp cuộc sống của tôi trở nên thú vị hơn vì được chia sẻ những gì mình biết đến với mọi người và được học hỏi ngược lại từ anh em cộng đồng xe.

window.googletag = window.googletag || {cmd: []}; googletag.cmd = googletag.cmd || []; googletag.cmd.push(function() { googletag.defineSlot('/22557728108/vn_article_relatedmodel_above_pc', [ 728, 90 ], 'div-gpt-ad-1686311888332-0').addService(googletag.pubads()); googletag.pubads().enableSingleRequest(); googletag.pubads().collapseEmptyDivs(); googletag.enableServices(); });
googletag.cmd.push(function() { googletag.display('div-gpt-ad-1686311888332-0'); });
window._taboola = window._taboola || []; _taboola.push({ mode: 'thumbnails-a-2x2-stream', container: 'taboola-below-article-thumbnails', placement: 'Below Article Thumbnails', target_type: 'mix' });